Vải Kate hay cụ thể hơn là vải kate ford là loại vải phổ biến trên thị trường. Chúng dày, đứng dáng và có khả năng thấm mồ hôi tốt nên được ứng dụng để may đồ công sở. Bạn có biết vải ford là vải gì không? Nguồn gốc của chất liệu này ra sao? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết ngày hôm nay của Cardina.
Vải ford là vải gì?
Vải Kate Ford hay còn được gọi là vải ford hay ka tê phóc là một trong những loại vải công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất. Thành phần của vải ford gồm sợi cotton và sợi nhân tạo PE. Sợi vải của vải ford đều là những sợi to nên khi dệt sẽ hiện rõ trên bề mặt, đường vân nhìn rất rõ và không bóng như các loại vải kate thông thường.
Chất liệu vải Ford rất bền, tuy dễ bị xù lông nhưng lại thấm mồ hôi tốt, chuẩn form. Vải không có quá nhiều loại màu nhưng vẫn đủ để bạn chọn lựa.
Nguồn gốc của vải kate Ford
Những sợi bông tự nhiên có nguồn gốc từ rất lâu trước kia. Các nhà khoa học đã tìm thấy được sợi bông có tuổi đời cực lâu tại Mexico, lên đến 7000 năm. Thậm chí người ta còn tìm được sự xuất hiện của sợi bông dệt ở các vùng thuộc Pakistan có niên đại từ hơn 3000 năm TCN.
Cho đến năm 1930, sợi PE hay Polyester được nghiên cứu thành công. Năm 1946, chúng được sản xuất hàng loại và ứng dụng nhiều trong ngành may mặc, thời trang. Cũng trong thời điểm này, poly đã gây ra những cơn sốt trong ngành vải khắp thế giới.
Vải kate Ford là cái tên xuất hiện không quá sớm. Năm 2005, với sự kết hợp của sợi cotton và PE, với tỷ lệ 65% cotton và 35% Poly ford chính thức xuất hiện trên thị trường.
Quy trình sản xuất vải Kate Ford
Để có được những mảnh vải Kate Ford, cần trải qua các bước làm như sau:
Kéo sợi
Thu hoạch sợi bông từ cây bông. Sau đó làm sạch, loại bỏ các tạp chất, đánh bông trước khi kéo thô. Những sợi cotton thô. Tương tự là sản xuất sợi poly. Phản ứng của dimethyl terephthalate và ethylene glycol trong nhiệt độ 150-200 độ C sẽ tạo ra Polyester nóng chảy. Sau khi khô thì sẽ được đem đi kéo sợi để tiếp tục quá trình dệt.
Dệt vải
Với tỷ lệ 65% cotton và 35% Poly, vải sau khi dệt sẽ được tẩy hồ và tẩy trắng. Công đoạn dệt sẽ được thực hiện bằng các máy móc hiện đại, tiên tiến.
Nhuộm và hoàn thiện
Bước cuối cùng là nhuộm vải. Đây là bước quan trọng, yêu cầu kinh nghiệm của xưởng rất nhiều. Vải nhuộm xong phải có màu giống như mẫu. Một số nơi sẽ ngâm trước vải trong chất phụ gia để thấm màu hơn khi nhuộm. Mỗi một lần nhuộm, họ sẽ giặt vải để loại bỏ hết các tạp chất rồi lại nhuộm lại. Cuối cùng là giặt xử lý để bề mặt vải được mềm và mịn. Tránh được trường hợp vải bị co rút hay bị phai màu khi sử dụng.